Cấu tạo gầm xe tải nói chung và cấu tạo gầm xe tải Isuzu nói riêng là một bộ phận tương đối phức tạp mà không phải tài xế nào cũng nắm bắt một cách chính xác nhất. Bởi mỗi khi tìm hiểu người ta thường bị nhầm lẫn với các loại gầm xe ô tô con. Tuy nhiên thì nếu dành thời gian nghiên cứu bài viết này, bạn sẽ nhận thấy giữa chúng có sự khác biệt, chính là nằm ở thiết kế và kết cấu. Cùng Isuzu tìm hiểu nhé!
Khám phá cấu tạo gầm xe tải Isuzu tiêu chuẩn và cách bảo dưỡng
Khung gầm/khung đỡ xe tải là gì?
Đây là bộ phận cơ bản và quan trọng, giúp hoàn chỉnh cấu tạo cũng như tạo hình của mỗi chiếc xe tải. Hiểu một cách đơn giản thì khung gầm xe tải chính là toàn bộ phần nâng đỡ cơ thể cho xe. Khung gầm xe tải còn được gọi là khung lực hoặc khung đỡ.
Công dụng của khung gầm là liên kết mọi thiết bị, máy móc trong hệ thống hoạt động của xe để chúng hoạt động đồng bộ và linh hoạt thực sự. Do đó, phần khung đỡ này được so sánh giống như “bộ xương trên cơ thể người”. Vì đều chúng đều có nhiệm vụ chống đỡ sức nặng của các bộ phận khác trên cơ thể.
Khung gầm xe tải được ví như xương sống trên cơ thể người
Bởi phải nâng đỡ toàn bộ hệ thống của xe nên cấu tạo gầm xe tải bắt buộc phải được thiết kế thật vững chắc và hoàn hảo. Vì ngoài phải chống đỡ mọi kết cấu của xe thì bộ phận này còn phải có khả năng chịu được khối lượng tải trọng lớn nếu có hàng hóa xếp chồng ở thùng xe.
Xem ngay: Có nên mua xe ô tô trả góp không? Cách phòng tránh rủi ro
Mỗi xe tải sẽ được thiết kế phần khung gầm xe có khả năng chịu tải trọng tương ứng
Cũng chính bởi vậy mà mỗi loại xe tải có tải trọng khác thì đều sẽ được thiết kế phần khung gầm xe có khả năng chịu tải trọng tương ứng. Do đó, tài xế nên tuân thủ đúng quy định về đóng thùng xe tải để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho quá trình vận chuyển và lưu thông của xe.
Xem ngay: Những lưu ý khi mua xe ô tô mới mà bạn nên biết
Khám phá chi tiết cấu tạo gầm xe tải gồm những bộ phận gì?
Về cơ bản, cấu tạo của khung gầm xe tải gồm có 3 bộ phận chính là:
Trục các đăng
Bộ phận này thuộc hệ thống truyền lực trên xe tải. Chức năng của trục các đăng là truyền momen, lực giữa các cụm đặt xa nhau (giữa hộp số/ hộp số phụ đến cầu xe, ô tô có động cơ đặt ở phía trước, dẫn động cầu ở phía sau).
Hình ảnh trục các đăng xe tải
Xem ngay: Mức tiêu hao nhiên liệu xe ô tô và những điều mà bạn cần phải biết
Hoặc giữa các cụm của hệ thống truyền lực mà khi xe hoạt động luôn có khoảng cách và vị trí thay đổi. Cũng vì vậy mà trục các đăng trong kết cấu gầm xe tải đóng vai trò cực kỳ quan trọng – hỗ trợ truyền lực để toàn bộ hệ thống của xe đều hoạt động được.
Bộ vi sai
Xe tải di chuyển được chính là nhờ vào cụm vi sai truyền động lực từ động cơ đến trục cát đăng. Theo đó, cụm vi sai giúp các bánh của xe tải quay được với tốc độ khác nhau để tạo ra sự cân bằng và ổn định cho xe, nhất là khi xe vào cua.
Khi xe tải chạy trên cung đường thẳng thì tốc độ của các bánh xe như nhau nên không ảnh hưởng gì nhiều đến độ ổn định và cân bằng của xe. Nhưng khi xe vào cua, các bánh phía trong sẽ có quãng đường ngắn hơn các bánh phía ngoài. Nên để xe có thể vào cua “ngọt nhất”, vận tốc của các bánh xe phía ngoài phải lớn hơn.
Xem ngay: Bạn đã biết cách tính mức tiêu hao nhiên liệu xe ô tô chưa?
Hệ thống bánh xe
Xe tải thường được sử dụng với mục đích chuyên chở và vận chuyển hàng hóa. Do vậy mà phần kết cấu của gầm xe đòi hỏi một độ chắc chắn nhất định để đảm bảo cho các lần vận chuyển hàng hóa có trọng tải lớn hơn.
Hình ảnh hệ thống bánh xe của khung gầm xe tải
Cũng chính vì điều này mà hệ thống bánh xe chính là yếu tố an toàn giúp cho quá trình vận chuyển của xe được êm ái và dễ chịu hơn. Theo đó, mỗi bánh xe đều sẽ được cấu tạo bao gồm:
- Phần lốp bao bên ngoài, bên trong có thể có săm hoặc ruột đặc: Tùy theo từng dòng xe tải mà phần lốp xe được sử dụng cũng có sự khác nhau. Thiết kế này nhằm đảm bảo áp suất phù hợp nhất cho quá trình vận hành và lưu thông.
- Vành quanh bánh, niềng bánh
- Hệ thống phanh
- Trục của bánh xe
Xem ngay: Bạn đã biết thủ tục mua xe ô tô trả góp gồm những gì chưa?
Và đó là các bộ phận cấu tạo nên khung gầm xe tải. Và để các bộ phận này hoạt động nhịp nhàng, tuổi thọ được kéo dài thì các bác tài cần bảo dưỡng khung gầm xe thường xuyên và định kỳ. Vậy bảo dưỡng gầm xe tải như thế nào là đúng cách?
Bí quyết bảo dưỡng khung gầm xe tải đúng cách
Để đảm bảo cho hệ thống xe tải vận hành an toàn, hiệu quả và nâng cao tuổi thọ cho chiếc xe tải của mình, bác tài cần:
- Vệ sinh khung gầm xe tải bằng nước sạch;
- Loại bỏ hoàn toàn những cặn bẩn, han gỉ đã xảy ra với các phần thép ở khung gầm;
- Việc sơn phủ gầm xe cũng là giải pháp đem lại hiệu quả nhằm đảm bảo sự an toàn cho hệ thống gầm xe ô tô.
- Thường xuyên mang xe đến gara để bảo dưỡng theo định kỳ.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về khung gầm xe tải và cấu tạo gầm xe tải nói chung và cấu tạo gầm xe Isuzu tải nói riêng. Hy vọng bài viết giúp bạn nhận biết chính xác khung gầm xe tải và khung gầm xe ô tô con.
Xem ngay: Thời gian bảo dưỡng xe ô tô mất bao lâu là tốt nhất?
Trân trọng!