Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ đang siết chặt và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Bài viết sau đây Isuzu xin giới thiệu đến mọi người quy định tải trọng đường bộ mới nhất cũng như cách tính tải trọng để giúp bạn ước lượng được lượng hàng hóa cho phép khi vận hàng xe tải.
Những thông tin cần nắm về tải trọng xe tải
Tải trọng là gì?
Trọng tải là khối lượng hàng hóa được phép vận chuyển theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Đây là thông số quan trọng nhất khi bạn quyết định mua xe tải.
Tải trọng cần được Cục đăng kiểm, đăng ký xe kiểm định, cân đo
Tổng tải trọng xe là gì?
Tải trọng toàn bộ hay tổng tải trọng xe tải là toàn bộ trọng lượng của bản thân xe tải cộng với khối lượng tất cả hàng hóa được phép tham gia giao thông. Đây là con số cần thiết lưu ý khi thiết kế xe tải vì toàn bộ trọng lượng của xe không thay đổi.
Chính vì vậy, các nhà sản xuất xe tải cần tính toán khối lượng bản thân của xe và khoảng cách trục của xe để có thể cho ra đời loại xe có tải trọng phù hợp với nhu cầu vận chuyển của thị trường. Dựa vào toàn bộ tải trọng để tính tải trọng xe nhằm cho ra con số chính xác nhất.
Xem ngay: Cách tính thuế xe ô tô nhập khẩu vào thị trường Việt Nam
Cách thức nhận biết tải trọng của xe?
Cách nhận biết xe tải bao nhiêu tấn rất dễ dàng khi bạn biết cách đọc các thông số ghi trên cửa xe tải và xem số trục của xe (cách nhận biết xe tải bao nhiêu chân). Khi mua xe tải cũ nhiều người thường thắc mắc làm sao để biết được tải trọng của xe? Câu trả lời rất đơn giản, bạn chỉ cần nhìn vào biển tải trọng (ký hiệu trọng tải xe) được ghi trên cửa xe và thông tin bằng hình ảnh bên dưới:
Thông tin về trọng lượng xe và chủ xe cần được in trên cửa xe theo pháp luật quy định
Phân biệt tải trọng xe và những khái niệm khác
Không phải ai cũng hiểu trọng lượng xe là gì nên vẫn có nhiều người thường nhầm lẫn giữa trọng lượng xe với một số khái niệm khác như trọng lượng toàn bộ xe. Vậy, tải trọng xe và tổng tải trọng có gì khác nhau?
Tổng tải trọng của xe nghĩa là tổng khối lượng hàng hóa được chở trên xe và tổng khối lượng toàn tải của xe (khối lượng xe, người ngồi trên xe và đồ đạc cá nhân). Cho ví dụ dễ hiểu: xe ô tô bán tải có vận chuyển hàng hóa nặng 50kg thì tải trọng là 50kg, còn tổng tải trọng của xe cùng hàng hóa 50kg và người ngồi trên xe.
Xem ngay: Hướng dẫn khai đăng ký xe ô tô đúng cách nhất
Một số quy định tải trọng đường bộ hiện hành
Theo quy định tải trọng đường bộ của Bộ Giao thông vận tải, tất cả các xe tải vận chuyển hàng hóa đều phải chở đúng theo trọng tải của xe được quy định. Trong quá trình vận chuyển, xe phải chở khối lượng không vượt quá 10% trọng tải cho phép của xe dưới 5 tấn, đối với xe trên 5 tấn không quá 5% trọng tải của xe. Vì vậy chúng ta cần biết cách tính khối lượng của xe trước khi vận hành xe tải.
Mỗi loại xe có một trọng tải khác nhau, với những đặc điểm khác nhau. Do đó, cần lựa chọn một chiếc xe tải phù hợp theo số lượng và loại hàng hóa, vật dụng được chuyên chở.
Căn cứ theo quy định tải trọng đường bộ hiện hành theo điều 28 và điều 33 của Nghị định số 171/2013 NĐ-CP ngày 13/ 11/2013 của Thủ tướng Chính phủ với những quy định sau đây:
Điều 28: Xử lý vi phạm quy định tải trọng đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
– Xếp hàng hóa trên xe vượt quá mức tải trọng thiết kế được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc Giấy chứng nhận kiểm định an toàn bảo vệ môi trường và kỹ thuật phương tiện.
- Cá nhân: 500.000 đồng – 1.000.000 đồng
- Doanh nghiệp: 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng
– Hàng hóa được xếp lên xe mà không thực hiện ký xác nhận vào việc xếp hàng hòa trên Giấy vận tải theo pháp luật quy định.
- Cá nhân: 500.000 đồng – 1.000.000 đồng
- Doanh nghiệp: 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng
– Không niêm yết tên đơn vị kinh doanh vận tải, số điện thoại, trọng lượng xe, tải trọng cho phép của xe ở hai bên cửa tài xế xe tải theo yêu cầu.
- Cá nhân: 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng
- Doanh nghiệp: 2.000.000 đồng – 4.000.000 đồng
Xem ngay: Hệ thống đèn báo các lỗi trên xe ô tô thường gặp và ý nghĩa
Quy định xử phạt về tải trọng đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo điều 28
Điều 33 Xử phạt người lái xe bánh xích, xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng qua cầu đường (kể cả xe khách)
– Điều khiển xe khi trọng lượng toàn bộ xe hoặc tải trọng trục xe (kể cả hàng hóa xếp trên xe và người trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường từ 10% đến 20%. Trừ trường hợp được giấy phép lưu hành vẫn hợp lệ.
- Cá nhân: 2.000.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ
- Doanh nghiệp: 2.000.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ
– Điều khiển xe có giấy phép lưu hành hợp lệ nhưng tổng trọng lượng xe hoặc tải trọng trục xe (kể cả hàng hóa xếp trên xe, nếu có) vượt quá quy định trong giấy phép;
- Cá nhân: 3.000.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ
- Doanh nghiệp: 3.000.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ
– Mặt ngoài của hai bên cửa lái xe tải không được niêm yết tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải, trọng lượng xe, tải trọng cho phép của xe theo quy định tải trọng đường bộ.
- Cá nhân: 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ
- Doanh nghiệp: 2.000.000 VNĐ – 4.000.000 VNĐ
Xem ngay: Có nên mua xe ô tô trả góp không? Cách phòng tránh rủi ro
Quy định về giấy phép lưu hành vượt quá trọng lượng xe
Theo quy định của Bộ GTVT, trong một số trường hợp đặc biệt chỉ được cấp giấy phép lưu hành quá tải trọng trên đường bộ thì xe quá tải mới được phép lưu thông trên đường. Cụ thể là khi không có phương tiện giao thông khác hoặc phương tiện cơ giới phù hợp khác để vận chuyển đường bộ.
Trong cách tính tải trọng xe cũng có tỷ lệ quá tải, xử phạt theo tỷ lệ phần trăm này. Đặc biệt, sau khi điều chỉnh phương tiện được chấp thuận, nếu số lượng hàng hóa vận chuyển vượt quá thiết kế của nhà sản xuất thì sẽ không được cấp giấy thông hành phương tiện.
Trường hợp trọng lượng bản thân của phương tiện vượt quá gây ảnh hưởng hoặc vượt quá khả năng lưu thông của đường và cần khảo sát, kiểm tra đường bộ. Thì cá nhân, tổ chức có nhu cầu lưu hành phương tiện đó phải chịu các chi phí liên quan. Chỉ trong trường hợp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm này, cơ quan có thẩm quyền mới cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho đơn vị.
Chỉ trong trường hợp đặc biệt mới được cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng đường bộ
Xem ngay: Những lưu ý khi mua xe ô tô mới mà bạn nên biết
Cách tính tải trọng xe năm 2020
Cách tính tải trọng xe tải
Công thức tính trọng lượng của xe tải như sau:
Tải trọng = Tổng trọng tải – Trọng lượng xe – Trọng lượng người ngồi trên xe
Ví dụ: Một xe chở cát có 2 người điều khiển ngồi trên đó, trọng tải của xe là 8 tấn. Để tính tải trọng của xe tải và hàng hóa, ta để xe và người lên cân tại trạm cân. Lấy tổng trọng lượng trừ đi 8 tấn (trọng lượng của xe) và trừ đi trọng lượng của 2 tài xế để được số tải trọng đang chở hàng hóa.
Cách tính tải trọng xe quá tải
Xe quá trọng tải được hiểu là xe chở nhiều hàng vượt hơn mức mà giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phép vận chuyển (đăng kiểm xe). Phương pháp tính tải trọng xe quá tải là:
Khối lượng hàng quá tải = Tổng trọng tải hiện tại được ân – Trọng lượng xe – Toàn bộ khối lượng hàng hóa cho phép xe chở.
Ví dụ: Khối lượng của một xe tải nhỏ là 3,5 tấn, và khối lượng hàng hóa của xe tải đang chở là 6 tấn. Vậy tại thời điểm khi CSGT kiểm tra và tiến hành cân xe thì tổng trọng lượng của xe là 10 tấn. Vì thế: Khối lượng hàng quá tải là: 10 – 3,5 – 6 = 0,5 tấn
Một điều các tài xế cần lưu ý là những mức phạt sẽ dựa trên phần trăm quá tải tính từ trọng lượng đã tính ở trên, phương pháp được tính như sau:
Phần trăm quá tải (%) = Trọng lượng quá tải được tính toán / Tải trọng tối đa
Từ ví dụ trên, phần trăm quá tải được tính toán là: Phần trăm tải trọng quá tải là 0,5: (6 x 100%) = 8,3%.
Mức phạt đối với xe chở hàng quá tải (dựa trên % quá tải)
- Tỷ lệ phạt: 10 – 40%
– Mức phạt người điều khiển phương tiện: từ 800.000 đến 1.000.000 đồng.
– Chủ phương tiện: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân và 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.
- Tỷ lệ phạt: 40 – 60%
– Người điều khiển phương tiện: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe trong vòng từ 01 tháng đến 03 tháng.
– Chủ phương tiện: Nếu là cá nhân sẽ bị phạt 12.000.000 – 14.000.000 đồng, còn đối với tổ chức bị phạt 24.000.000 – 28.000.000 đồng.
- Tỷ lệ phạt: 60 – 100%
– Người điều khiển phương tiện: Phạt tiền dao động từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
– Chủ phương tiện: Bị phạt tiền dao động từ 14.000.000 – 16.000.000 đồng đối với chủ xe là cá nhân và 28.000.000 – 32.000.000 đồng đối với tổ chức.
- Quá tải trên 100%
– Người điều khiển phương tiện: Phạt tiền 7.000.000 và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
– Chủ phương tiện: Chủ phương tiện là cá nhân bị phạt 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng, tổ chức bị phạt 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng.
Do đó, nếu tỷ lệ quá tải của phương tiện nêu trên là 14,2% thì người điều khiển phương tiện và chủ phương tiện phải nộp phạt từ 3 đến 10 triệu đồng.
Xem ngay: Mức tiêu hao nhiên liệu xe ô tô và những điều mà bạn cần phải biết
Phần trăm mức phạt tiền đối với những xe chở hàng hóa quá tải trọng cho phép
Như vậy, việc nắm rõ những thông tin quan trọng về quy định tải trọng đường bộ, cũng như cách tính trọng lượng xe sẽ giúp tài xế và chủ xe thực hiện đúng luật. Đồng thời đảm bảo an toàn và tránh thâm hụt chi phí khi kinh doanh xe tải. Hi vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp ích được cho mọi người trong việc điều khiển xe tải của bản thân trong chuyến đi của mình.
Xem ngay: Bạn đã biết cách tính mức tiêu hao nhiên liệu xe ô tô chưa?